Cấu trúc Người về đem tới ngày vui

Tác phẩm là bản giao hưởng thơ một chương được sáng tác ở hình thức sonata trên giọng Fa trưởng, trong đó phó giáo sư, tiến sĩ âm nhạc Phạm Tú Hương phân tích chủ đề chính của bản giao hưởng thành hai nhân tố âm nhạc.[1] Nhân tố thứ nhất là nét giai điệu mở đầu của ca khúc "ca ngợi Hồ Chủ Tịch" của Văn Cao, nhân tố thứ hai là nét giai điệu được dang lên cao và phát triển theo lối mô tiến được Trọng Bằng đưa cảm xúc cá nhân vào giai điệu. Hai nhân tố này đã kết hợp để hình thành một chủ đề âm nhạc và là những thành phần chính để Trọng Bằng phát triển toàn bộ bản giao hưởng.[1]

Phần trình bày

Phần trình bày được bắt đầu ngay bằng chủ đề 1 ở bè violinclarinet, sau đó là đoạn nhạc nối phát triển từ nhân tố thứ nhất của chủ đề 1. Với sự thay đối tiết tấu ở đoạn nhạc nối, Trọng Bằng sử dụng thù pháp phức điệu nhằm tạo ra sự đối đáp giữa bộ gõ và các nhạc cụ trầm của bộ dây (celloContrebasse).[8] Đoạn nối tiếp được tiếp diễn với một canon tiết tấu nhanh mang tính thôi thúc do bộ dây đảm nhiệm để dẫn dắt vào chủ đề 2.[8]

Chủ đề 2 là nét giai điệu mang tính "trầm tư, suy tưởng", gợi nhớ về lịch sử Việt Nam dưới thời kì chịu sự xâm lược của thực dân Pháp. Chủ đề này do kèn oboe đảm nhiệm với phần giai điệu nền của kèn fagotte cùng cello và contrebasse.[9] Phó giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung cho rằng chủ đề này có tính trữ tình như điệu hò vùng sông nước tại Việt Nam và được xây dựng trên thang âm ngũ cung.[10] Sau khi kết thúc phần trình bày, chủ đề 1 tái xuất hiện nhưng được chuyển sang giọng La trưởng với âm sắc của sáo flute thể hiện. Để dẫn sang phần phát triển, Trọng Bằng xây dựng một cầu nối bằng thủ pháp mô tiến quãng 2 đi lên từ chất liệu hai của chủ đề 1 với tốc độ chậm.[11]

Phần phát triển

Phần phát triển gồm có 2 đoạn. Giai đoạn 1 ở tốc độ nhanh (Allegro). Nhân tố thứ nhất của chủ đề 1 được biến đổi thành nét nhạc mang tính thôi thúc. Sự kết hợp giữa thủ pháp canon mô tiến quãng 3 giữa bộ gõ và nhạc cụ trầm của bộ dây, cùng sự tham gia của các nhạc bộ đồng và trống timpani ở cuòng độ lớn đã góp phần tạo nên hiệu quả mạnh mẽ và tương phản với phần trình bày.[12] Sau đó là một đoạn nhạc mang tính "kịch tính, không ổn định". Trọng Bằng sử dụng thủ pháp chia nhỏ chất liệu chủ đề thành những ý nhạc ngắn, được phát triển theo hình thức mô tiến quãng nửa cung liên tục hay tiến hành kiểu canon ở các nhạc cụ khác nhau trên nền đệm hiệu ứng tremolo của cello và contrebasse.[12]

Đoạn nhạc thứ hai của phần phát triển là đoạn nhạc "mạnh mẽ, dứt khoát", mang tính chất hành khúc. Trong đoạn nhạc này, Trọng Bằng đưa vào chủ đề âm nhạc mới được phát triển từ ca khúc "Quê hương vang lên tiếng hát tự hào" sáng tác năm 1969 của ông.[10][13] Chủ đề hành khúc này sau đó xuất hiện liên tục ở các cao độ khác nhau, và cũng là đoạn nhạc kết thúc của phần phát triển.[14] Cũng trong đoạn nhạc này, tác giả còn sử dụng thêm chất liệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ với làn điệu "Mừng hội cướp bông", thậm chí là xen kẽ cả các âm điệu và tiết tấu đặc trưng của dân ca các dân tộc Tây NguyênTây Bắc Bộ. Ông đã sử dụng nhiều thủ pháp diễn tả khác nhau của nhạc khí gõ để làm nổi bật không khí trong những ngày lễ hội tại Việt Nam.[15]

Phần tái hiện

Phần tái hiện được bắt đầu bằng sự quay lại chủ đề 1 ở giọng Fa trưởng. Khác với phần trình bày, chủ đề lần này có phần mượt mà hơn và do kèn oboe cùng violinviola diễn tấu.[16] Âm nhạc của phần này được biểu diễn theo tính chất "mượt mà, trong sáng".[10] Cũng như phần tái hiện như hình thức sonata cổ điển, các nhân tố ở phần trình bày lại lần lượt xuất hiện ở đây, nhưng chủ đề 2 không tái hiện ở giọng gốc mà chuyển sang giọng thứ cùng tên (giọng Fa thứ). Phần Coda là một đoạn nhạc mang tính "hoành tráng, lạc quan và tin tưởng" của âm hưởng bài hát "Ca ngợi Hồ Chí Minh".[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người về đem tới ngày vui //www.worldcat.org/oclc/1223293284 //www.worldcat.org/oclc/682149444 //www.worldcat.org/oclc/701746655 http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx... https://vnexpress.net/nguoi-ve-dem-toi-niem-vui-du... https://web.archive.org/web/20221217055900/https:/... https://web.archive.org/web/20221217121323/https:/... https://web.archive.org/web/20221217121844/http://... https://web.archive.org/web/20221217122516/https:/... https://web.archive.org/web/20221217124011/https:/...